Trực họa ngoài trời
Trực họa ngoài trời

Trực họa ngoài trời

En plein air (phát âm: [ɑ̃ plɛ.n‿ɛʁ]; trong tiếng Pháp có nghĩa là 'ngoài trời'), hay vẽ plein air, trực họa ngoài trời, là hoạt động vẽ ở ngoài trời. Phương pháp vẽ này khác biệt với vẽ tranh trong xưởng vẽ hay vẽ theo các quy tắc của hội họa hàn lâm, vốn sẽ tạo ra một hình ảnh đã được xác định từ trước. Lý thuyết "en plein air" gắn liền với Pierre-Henri de Valenciennes (1750–1819), người đầu tiên giải thích kỹ càng thuật ngữ này trong chuyên luận Sự phản chiếu và lời khuyên cho sinh viên trong việc vẽ tranh, đặc biệt là phong cảnh (Reflections and Advice to a Student on Painting, Particularly on Landscape, 1800)[1]. Trong tác phẩm này, ông đã phát triển các khái niệm của phương pháp vẽ tranh phong cảnh mà ở đó họa sĩ sẽ trực tiếp vẽ cảnh đang nhìn lên khung vải.Phương pháp này cho phép họa sĩ nắm bắt tốt hơn những thay đổi của thời tiết và ánh sáng. Sự ra đời của khung vải và giá vẽ dễ mang theo đã mở đường cho phương pháp này phát triển, đặc biệt tại Pháp. Đầu thập niên 1830, họa phái Barbizon, chuyên vẽ tranh dưới ánh sáng tự nhiên, có tầm ảnh hưởng rất lớn.[2]Đặc trưng nổi bật nhất của họa phái này là đặc tính tông màu, màu sắc, nét vẽ phóng khoáng và đường nét mềm mại. Những đặc tính này cũng xuất hiện tại họa phái sông Hudson và trường phái hội họa ấn tượng giữa thế kỷ 19, với không nhiều thay đổi.[3]